hide
Free keywords:
-
Abstract:
Việt Nam có cơ hội chuyển dịch sang lộ trình quy hoạch các-bon thấp của ngành điện trong đó nhấn mạnh vào phát triển công nghệ năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và điện mặt trời – các nguồn
năng lượng có chi phí đang giảm mạnh tại Việt Nam cũng như toàn thế giới. Tuy nhiên, các bên liên quan và các nhà lãnh đạo trên cả nước cần hiểu rõ và chuẩn bị kỹ lưỡng cho những tác động đến việc làm
đi kèm, không chỉ tính riêng trong ngành năng lượng mà rộng hơn cho cả nền kinh tế.
Nghiên cứu đã phân tích những tác động việc làm của nhiều kịch bản phát triển điện tại Việt Nam; nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ dự án COBENEFITS với mục tiêu đánh giá đồng lợi ích của chuyển dịch năng lượng các-bon thấp trên cả nước. Xét đến sự phát triển của ngành điện Việt Nam trong tương lai, bốn kịch bản đã được phân tích: Quy hoạch Điện VII điều chỉnh của Bộ Công thương (kịch bản QHĐ VII (đc)), Kịch bản Chính
sách của Cơ quan Năng lượng Đan Mạch (kịch bản Chính sách DEA), kịch bản các-bon thấp từ Ngân hàng Phát triển Châu Á “Con đường phát triển cácbon thấp cho Việt Nam” (kịch bản Các-bon thấp ADB), và kịch bản Cơ sở và Năng lượng Tái tạo từ Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) (kịch bản Cở sở & NLTT).
Báo cáo này nêu ra những tác động tới việc làm, với giả định rằng ngành điện tập trung vào tất cả các công nghệ phát điện được sử dụng trong quy hoạch điện của Chính phủ. Báo cáo cũng đưa ra đánh giá sơ bộ về yêu cầu trình độ kỹ năng và đào tạo chuyên môn cần thiết cho quy hoạch ngành điện hiện tại và tầm nhìn phát triển các-bon thấp trong tương lai của Việt Nam. Bốn kịch bản đều có các mốc thời gian từ năm 2015 đến năm 2030, tương tự với kịch bản QHĐ VII (đc) của Bộ Công thương.